Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

What is a Talent Network

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Why Join?

  • Receive alerts with new job opportunities that match your interests
  • Receive relevant communications and updates from our organization
  • Share job opportunities with family and friends through Social Media or email

Join our Talent Network today!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT MỘT CV THU HÚT?

Bạn thường xuyên nghe đến cụm từ “CV" nhưng chưa biết cách viết CV ra sao thì chuẩn và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết CV là như thế nào?

 

1. Cách viết phần thông tin cá nhân:

Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
Nên:
- Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
- Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
Không nên:
- Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: becon_dethuong12@gmail.com
- Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.

 

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp:

Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu cửa ứng viên về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.

Nên:
- Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
- Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như thành thạo công việc nào đó, dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó.
- Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty.
Không nên:
- Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều…
- Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.

 

3. Cách viết phần học vấn:

Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).
Nên:
- Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
- Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
Không nên:
- Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.

 

4. Các viết phần kinh nghiệm làm việc:

Trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào . Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?

Kinh nghiệm làm việc trong CV.

Nên:
- Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
- Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Không nên:
- Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ....).
- Mô tả dài dòng, không phân chia ý.

 

5. Các viết phần hoạt động ngoại khoá:

Nếu bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV, thì mục hoạt động ngoại khoá càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động và tiềm năng của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái

Hoạt động ngoại khoá trong CV.

Nên:
- Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
- Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.
Không nên:
- Liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.

 

6. Cách viết phần kỹ năng:

Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá trình độ và khả năng có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?

Nên:
- Nhờ những người có uy tín, học vị hoặc cấp trên xác nhận thông tin giúp bạn.
- Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện thoại.
Không nên:
- Nêu thông tin không chính xác người tham chiếu.

* Lưu ý: bạn cũng nên tránh những sai sót không thể chấp nhận được như viết sai chính tả, trình bày sơ sài về mặt nội dung.

 

Thanks for joining our Talent Network,

By joining our Talent Network you have not officially applied to a position.

Please apply now to become candidates for vacancies or continue update resume.